Thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng không phép

Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép như thế nào? Thủ tục có phức tạp không? Có bị xử phạt hành chính không? Đây là một trong những vấn đề mà Khách hàng quan tâm hàng đầu. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin để giúp bạn trả lời các câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo.

THỦ TỤC HỢP THỨC HÓA NHÀ XÂY DỰNG KHÔNG PHÉP

Cũng giống như thủ tục Hợp thức hóa nhà đất bằng giấy tờ viết tay, việc Hợp thức hóa một căn nhà xây dựng không phép thành nhà xây dựng có phép, đúng theo quy định của nhà nước là vấn đề khá phức tạp và tốn khá nhiều thời gian. Có rất nhiều văn bản, nghị định chồng chéo liên quan đến vấn đề này, nếu như không cẩn thận, bạn có thể phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.

Chính vì vậy, việc nắm vững kiến thức pháp luật liên quan đến thủ tục hợp thức hóa nhà đất này ngay từ đầu là điều vô cùng quan trọng. Thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng không phép thông qua bài viết sau đây.

Xem thêm: Xây thêm tầng có xin giấy phép xây dựng

Xem thêm: Thời hạn của giấy phép xây dựng là bao lâu?

1. Quy định xử lý nhà xây dựng không phép

Nhà xây dựng không phép hay trái phép là một hành vi vi phạm quy định về xây dựng. Chỉ có một số ít các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 thì không phải xin phép khi xây dựng. Còn đối với các trường hợp khác nằm ngoài các quy định trong điều khoản này thì đều được xem là hành vi xây dựng sai phép và có thể sẽ bị từ chối khi xin hợp thức hóa nhà.

Nghị định số 121/2013/NĐ - CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì đối với những trường hợp xây dựng nhà không phép, sẽ bị xử phạt hành chính và bị yêu cầu cưỡng chế tháo dỡ công trình nếu công trình vi phạm này không phù hợp.

Quy định xử phạt hành chính đối với nhà xây không phép được căn cứ theo Khoản 6 điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ - CP của Chính phủ. Cụ thể như sau:

6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Quy định về việc Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép thành nhà xây dựng có phép cũng được ghi nhận trong Luật xây dựng 2014.

Xem thêm: nộp hồ sơ sang tên nhà đất ở đâu

Xem thêm: Dịch vụ làm giấy tờ nhà đất tại các quận TPHCM

2. Thủ tục Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép 

a. Tóm tắt các bước cần thực hiện

- Chuẩn bị đơn xin phép tồn tại hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng;

- Chuẩn bị hồ sơ hợp thức hóa;

- Nộp hồ sơ xin hợp thức hóa tại cơ quan thẩm quyền;

Chi tiết hơn, bạn theo dõi thông tin bên dưới.

Xem thêm: Mua nhà sổ hồng chung cần lưu ý gì?

b. Chi tiết thủ tục hợp thức hóa nhà không phép

Bạn cần phải xác định trường hợp xây dựng nhà không phép, trái phép của mình là lý do gì? Đối với những căn nhà sau khi đã xây dựng và phát hiện trái phép thì cần phải được xin phép tồn tại hoặc là điều chỉnh giấy phép xây dựng. Theo Luật xây dựng 2014 và Thông tư số 05/2015/TT - BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng về quản lý xây dựng thì cần phải có đơn xin phép tồn tại công trình trái phép, đơn điều chỉnh giấy phép xây dựng và giải trình của chủ nhà về lý do xây nhà trái phép.

Tiếp theo, dựa vào các quy định về hồ sơ Thông tư số 05/2015/TT - BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng thì hợp thức hóa nhà cần chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết sau:

  • Giấy phép xây dựng;

  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;

  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;

  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;

  • Một số giấy tờ khác theo quy định pháp luật.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ tiến hành nộp tại UBND quận/ huyện trong trường hợp xin hợp thức hóa nhà xây dựng không phép/ trái phép đối với nhà ở riêng lẻ và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận/ huyện;

Liên hệ với UBND cấp xã trong trường hợp xin hợp thức hóa nhà xây dựng không phép đối với nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã. Khi được xác định đủ hồ sơ, sẽ thực hiện các thủ tục tài chính và chờ đợi thời gian được hợp thức hóa nhà không phép thành công.

Tham khảo: DHlaw

========================================
THÀNH CÔNG GROUP - DỊCH VỤ GIẤY TỜ NHÀ ĐẤT
☎️ HOTLINE: 0937427070

Tuyển Cộng tác viên - 0937427070

ĐỊA CHỈ: 102/13 Đường số 16, Phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân.

========================================

 Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ làm giấy tờ nhà đất.
 Hơn 10.000 khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Chúng tôi.
 Chỉ 08 ngày hoàn thành thủ tục sang tên, đổi sổ.
 Chỉ lấy phí khi hoàn thành hồ sơ.
Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp - đến tư vấn miễn phí tại nhà khách hàng.
 Chi phí làm dịch vụ cạnh tranh.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng